BÀI TẬP VẬT LÝ 1
Mã số môn học: PH1004 - Giảng viên: ThS. Nguyễn Hoàng Giang
Email: nhgiang.phys@gmail.com
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004275822188
* Đánh giá môn Vật lý 1:
- Kiểm tra trắc nghiệm giữa kỳ: 30%
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ : 50%
- Bài tập lớn: 10%
- Trắc nghiệm e-learning: 5%
- Chuyên cần: 5%
+ Kiểm tra giữa kỳ: Nội dung 3 chương đầu (1,2 và 3), thi trắc nghiệm.
+ Thi trắc nghiệm cuối kỳ: Nội dung các chương còn lại, thi trắc nghiệm.
+ Trắc nghiệm e-learning: SV phải làm toàn bộ các bài tập trắc nghiệm theo từng chương mục trong thời hạn quy định (mỗi bài thường kéo dài khoảng 2 tuần song song với chương lý thuyết đang học) với qui định như sau:
- Mỗi bài kiểm tra gồm 20 câu. Thời gian cho mỗi lượt làm bài là 30 phút.
- SV có thể làm tối đa 3 lần. Điểm cuối cùng là điểm trung bình của các lần làm bài.
- Trong mỗi lượt làm bài, nội dung của 20 câu hỏi sẽ được tự động thay đổi.
+ Điểm chuyên cần: Trong buổi học, GV sẽ cho làm bài tập và tính điểm.
+ Bài tập lớn: Sẽ được chia thành nhóm. Các nhóm sẽ giải các bài tập vật lý bằng MATLAB. Tiến trình giải và kết quả thu được của nhóm sẽ tổng hợp và nộp bằng văn bản.
Note: Phần này có sự tham gia của GV dạy Lý thuyết (LT) chấm điểm, nên tùy vào GV dạy LT sẽ có yêu cầu khác nhau. Do đó, vấn đề này sẽ được GV BT thông báo trực tiếp trên lớp.
* Nội dung môn Vật lý 1:
Chương 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Chương 1 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khái niệm mở đầu: bao gồm chuyển động, không gian, thời gian, hệ quy chiếu, chất điểm, vectơ vị trí, phương trình chuyển động, quỹ đạo và phương trình quỹ đạo.
2. Vector vận tốc - vector gia tốc: định nghĩa và các dạng vector vận tốc - gia tốc trong chuyển động cong.
3. Phép biến đổi vận tốc và gia tốc
4. Chuyển động của chất điểm: thẳng, parabol, tròn.
Chương 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Chương 2 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Các định luật Newton
2. Hệ quy chiếu bất quán tính - lực quán tính
3. Động lượng của chất điểm: động lượng, định lý về động lượng và định luật bảo toàn động lượng.
4. Cơ năng của chất điểm: công và động năng; trường lực thế, thế năng trong trường lực thế; sự bảo toàn cơ năng trong trường lực thế.
5. Trường hấp dẫn: trường hấp dẫn, thế năng hấp dẫn.
Chương 3: CƠ HỌC HỆ CHẤT ĐIỂM - VẬT RẮN
Chương 3 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khối tâm và chuyển động của khối tâm
2. Động lượng hệ chất điểm: động lượng hệ chất điểm và định luật bảo toàn động lượng.
3. Moment động lượng: moment động lượng và moment lực, định luật bảo toàn moment động lượng
4. Cơ năng của hệ chất điểm: động năng, thế năng, định luật bảo toàn năng lượng
5. Chuyển động của vật rắn: chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay quanh trục cố định, moment quán tính, định lý Steiner, phương trình cơ bản của chuyển động quay, công của chuyển đông quay, chuyển động lăn không trượt.
Chương 4&5: CÁC ĐỊNH LUẬT THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT KHÍ - CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG HỌC
Chương 4 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khái niệm cơ bản: thông số trạng thái; phương trình trạng thái, áp suất, nhiệt độ
2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng: các định luật thực nghiệm ; khí lý tưởng; phương trình trạng thái khí lý tưởng.
3. Thuyết động học phân tử khí: nội dung, phương trình cơ bản, hệ quả
4. Nội năng: định nghĩa, định luật phân bố đều năng lượng theo số bậc tự do, biểu thức nội năng
Chương 5 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Nguyên lý thứ nhất về nhiệt động học: khái niệm về công, năng lượng, nhiệt; nguyên lý I và hệ quả; trạng thái cân bằng, quá trình cân bằng; nhiệt dung phân tử; ứng dụng nguyên lý I vào các quá trình
2. Nguyên lý thứ hai về nhiệt động học: thiếu sót của nguyên lý 1; quá trình thuận nghịch, bất thuận nghịch, chu trình; máy nhiệt, hiệu suất của máy nhiệt; phát biểu nguyên lý II, chu trình Carnot, định lý Carnot; biểu thức định lượng nguyên lý II
3. Entropy: hàm entropy; nguyên lý tăng entropy; ý nghĩa thống kê của entropy
Chương 6&7: TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
Chương 6 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Điện tích: khái niệm điện tích,định luật bảo toàn điện tích; định luật Coulomb
2. Điện trường: khái niệm, vector cường độ điện trường; nguyên lý chồng chất điện trường
3. Định lý Gauss: đường sức điện trường; thông lượng vector; định lý Gauss, dạng tích phân và dạng vi phân; ứng dụng
4. Điện thế: thế năng của điện tích điểm trong điện trường; công của lực điện trường; điện thế gây ra bởi một điện tích điểm, phân bố điện tích
5. Hệ thức liên hệ giữa điện trường và điện thế
6. Mặt đẳng thế: định nghĩa và tính chất
Chương 7 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Phân cực điện môi: hiện tượng, giải thích, định nghĩa độ phân cực điện môi, mật độ điện tích liên kết mặt và vector phân cực điện môi
2. Vector điện cảm (vector điện dịch): định nghĩa, hệ thức liên hệ giữa E và D
3. Điện trường trong điện môi:
4. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện: định nghĩa, điều kiện, tính chất
5. Vật dẫn trong điện trường - hiện tượng điện hưởng
6. Điện dung vật dẫn: điện dung vật dẫn cô lập - năng lượng tụ điện
7. Năng lượng điện trường: Năng lượng vật dẫn - năng lượng tụ điện; mật độ năng lượng điện trường, năng lượng điện trường bất kỳ
Chương 8: TRƯỜNG TĨNH TỪ
Chương 8 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Định luật Ampère: tương tác giữa 2 dòng điện
2. Tương tác từ - từ trường: tương tác từ, khái niệm về từ trường - vector cảm ứng từ - ý nghĩa vật lý của vector cảm ứng từ
3. Định luật Biot-Savart: dùng nguyên lý chồng chất để xác định từ trường gây bởi: dòng điện thẳng, dòng điện tròn - moment từ của dòng điện kín
4. Định lý Gauss: đường sức từ trường, từ thông, định lý Gauss, dạng vi phân và tích phân của định lý Gauss
5. Định lý Ampère: phát biểu, chứng minh, dạng tích phân và vi phân, ứng dụng
6. Tác dụng của từ trường lên dòng điện: lực Ampère; áp dụng để xác định lực tác dụng của từ trường, lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song dài vô hạn; từ trường gây ra bởi hạt điện chuyển động - Lực Lorentz; công của từ lực
Mã số môn học: PH1004 - Giảng viên: ThS. Nguyễn Hoàng Giang
Email: nhgiang.phys@gmail.com
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004275822188
* Đánh giá môn Vật lý 1:
- Kiểm tra trắc nghiệm giữa kỳ: 30%
- Thi trắc nghiệm cuối kỳ : 50%
- Bài tập lớn: 10%
- Trắc nghiệm e-learning: 5%
- Chuyên cần: 5%
+ Kiểm tra giữa kỳ: Nội dung 3 chương đầu (1,2 và 3), thi trắc nghiệm.
+ Thi trắc nghiệm cuối kỳ: Nội dung các chương còn lại, thi trắc nghiệm.
+ Trắc nghiệm e-learning: SV phải làm toàn bộ các bài tập trắc nghiệm theo từng chương mục trong thời hạn quy định (mỗi bài thường kéo dài khoảng 2 tuần song song với chương lý thuyết đang học) với qui định như sau:
- Mỗi bài kiểm tra gồm 20 câu. Thời gian cho mỗi lượt làm bài là 30 phút.
- SV có thể làm tối đa 3 lần. Điểm cuối cùng là điểm trung bình của các lần làm bài.
- Trong mỗi lượt làm bài, nội dung của 20 câu hỏi sẽ được tự động thay đổi.
+ Điểm chuyên cần: Trong buổi học, GV sẽ cho làm bài tập và tính điểm.
+ Bài tập lớn: Sẽ được chia thành nhóm. Các nhóm sẽ giải các bài tập vật lý bằng MATLAB. Tiến trình giải và kết quả thu được của nhóm sẽ tổng hợp và nộp bằng văn bản.
Note: Phần này có sự tham gia của GV dạy Lý thuyết (LT) chấm điểm, nên tùy vào GV dạy LT sẽ có yêu cầu khác nhau. Do đó, vấn đề này sẽ được GV BT thông báo trực tiếp trên lớp.
* Nội dung môn Vật lý 1:
Chương 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Chương 1 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khái niệm mở đầu: bao gồm chuyển động, không gian, thời gian, hệ quy chiếu, chất điểm, vectơ vị trí, phương trình chuyển động, quỹ đạo và phương trình quỹ đạo.
2. Vector vận tốc - vector gia tốc: định nghĩa và các dạng vector vận tốc - gia tốc trong chuyển động cong.
3. Phép biến đổi vận tốc và gia tốc
4. Chuyển động của chất điểm: thẳng, parabol, tròn.
Chương 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Chương 2 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Các định luật Newton
2. Hệ quy chiếu bất quán tính - lực quán tính
3. Động lượng của chất điểm: động lượng, định lý về động lượng và định luật bảo toàn động lượng.
4. Cơ năng của chất điểm: công và động năng; trường lực thế, thế năng trong trường lực thế; sự bảo toàn cơ năng trong trường lực thế.
5. Trường hấp dẫn: trường hấp dẫn, thế năng hấp dẫn.
Chương 3: CƠ HỌC HỆ CHẤT ĐIỂM - VẬT RẮN
Chương 3 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khối tâm và chuyển động của khối tâm
2. Động lượng hệ chất điểm: động lượng hệ chất điểm và định luật bảo toàn động lượng.
3. Moment động lượng: moment động lượng và moment lực, định luật bảo toàn moment động lượng
4. Cơ năng của hệ chất điểm: động năng, thế năng, định luật bảo toàn năng lượng
5. Chuyển động của vật rắn: chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay quanh trục cố định, moment quán tính, định lý Steiner, phương trình cơ bản của chuyển động quay, công của chuyển đông quay, chuyển động lăn không trượt.
Chương 4&5: CÁC ĐỊNH LUẬT THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT KHÍ - CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG HỌC
Chương 4 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Khái niệm cơ bản: thông số trạng thái; phương trình trạng thái, áp suất, nhiệt độ
2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng: các định luật thực nghiệm ; khí lý tưởng; phương trình trạng thái khí lý tưởng.
3. Thuyết động học phân tử khí: nội dung, phương trình cơ bản, hệ quả
4. Nội năng: định nghĩa, định luật phân bố đều năng lượng theo số bậc tự do, biểu thức nội năng
Chương 5 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Nguyên lý thứ nhất về nhiệt động học: khái niệm về công, năng lượng, nhiệt; nguyên lý I và hệ quả; trạng thái cân bằng, quá trình cân bằng; nhiệt dung phân tử; ứng dụng nguyên lý I vào các quá trình
2. Nguyên lý thứ hai về nhiệt động học: thiếu sót của nguyên lý 1; quá trình thuận nghịch, bất thuận nghịch, chu trình; máy nhiệt, hiệu suất của máy nhiệt; phát biểu nguyên lý II, chu trình Carnot, định lý Carnot; biểu thức định lượng nguyên lý II
3. Entropy: hàm entropy; nguyên lý tăng entropy; ý nghĩa thống kê của entropy
Chương 6&7: TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
Chương 6 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Điện tích: khái niệm điện tích,định luật bảo toàn điện tích; định luật Coulomb
2. Điện trường: khái niệm, vector cường độ điện trường; nguyên lý chồng chất điện trường
3. Định lý Gauss: đường sức điện trường; thông lượng vector; định lý Gauss, dạng tích phân và dạng vi phân; ứng dụng
4. Điện thế: thế năng của điện tích điểm trong điện trường; công của lực điện trường; điện thế gây ra bởi một điện tích điểm, phân bố điện tích
5. Hệ thức liên hệ giữa điện trường và điện thế
6. Mặt đẳng thế: định nghĩa và tính chất
Chương 7 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Phân cực điện môi: hiện tượng, giải thích, định nghĩa độ phân cực điện môi, mật độ điện tích liên kết mặt và vector phân cực điện môi
2. Vector điện cảm (vector điện dịch): định nghĩa, hệ thức liên hệ giữa E và D
3. Điện trường trong điện môi:
4. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện: định nghĩa, điều kiện, tính chất
5. Vật dẫn trong điện trường - hiện tượng điện hưởng
6. Điện dung vật dẫn: điện dung vật dẫn cô lập - năng lượng tụ điện
7. Năng lượng điện trường: Năng lượng vật dẫn - năng lượng tụ điện; mật độ năng lượng điện trường, năng lượng điện trường bất kỳ
Chương 8: TRƯỜNG TĨNH TỪ
Chương 8 tập trung trình bày về các vấn đề sau đây:
1. Định luật Ampère: tương tác giữa 2 dòng điện
2. Tương tác từ - từ trường: tương tác từ, khái niệm về từ trường - vector cảm ứng từ - ý nghĩa vật lý của vector cảm ứng từ
3. Định luật Biot-Savart: dùng nguyên lý chồng chất để xác định từ trường gây bởi: dòng điện thẳng, dòng điện tròn - moment từ của dòng điện kín
4. Định lý Gauss: đường sức từ trường, từ thông, định lý Gauss, dạng vi phân và tích phân của định lý Gauss
5. Định lý Ampère: phát biểu, chứng minh, dạng tích phân và vi phân, ứng dụng
6. Tác dụng của từ trường lên dòng điện: lực Ampère; áp dụng để xác định lực tác dụng của từ trường, lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song dài vô hạn; từ trường gây ra bởi hạt điện chuyển động - Lực Lorentz; công của từ lực
- Giảng viên (Teacher): Nguyễn Hoàng Giang